Đại Lãnh là một xã thuộc huyện Vạn Ninh, nằm giáp ranh ở 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Muốn đến địa danh này người dân cần đi theo quốc lộ 1 cũ vượt đèo Cả.
Đại Lãnh nằm dưới chân đèo Cả có vẻ đẹp hoang sơ, làn nước biển trong xanh, không khí trong lành thu hút nhiều du khách gần xa ghé thăm. Nơi đây cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 80km và TP Tuy Hòa hơn 30km, rất thuận tiện cho chuyến tham quan Nha Trang – Phú Yên.
Ngoài vẻ đẹp hoang sơ, Đại Lãnh nổi tiếng món đặc sản lẩu mực thơm ngon, mực tươi giòn dai sần sật, gây “thương nhớ” cho nhiều thực khách từng một lần nếm thử.
Người dân Đại Lãnh từ xa xưa chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt hải sản ở biển, trong đó có mực tươi. Mỗi đêm, hàng trăm con thuyền nối đuôi sáng đèn trên vùng biển Đại Lãnh để dụ mực, tạo thành những “thành phố nổi”. Rạng sáng, thuyền cập bờ, mang theo mực tươi roi rói từ biển về đất liền.
Mực có nhiều loại, nhưng mực để nấu lẩu thì chỉ chọn loại mực cơm, mực ốngFrom: web game casino. Ngoài nguyên liệu chính là mực tươi, thực khách có thể gọi thêm “topping” khác như cá thu.
Đợi chừng 15 phút, một nồi nước lẩu chua cay dìu dịu với ít thơm, cà chua, hành tây, đậu bắp được bắt trên bếp lửa đỏ rực. Nước lẩu sôi, một đĩa mực cơm tươi roi rói, mắt như còn hấp háy được bê ra bàn.
Lẩu mực được ăn cùng bún, rau mồng tơi, cải xanh. Ngoài ra, ở các quán lẩu mực còn có nước mắm “rin” để chấm mực. Mắm “rin” dằm một vài trái ớt xanh, thêm vài múi tỏi làm tôn lên vẻ thơm ngon của món lẩu mực Đại Lãnh.
Anh Huỳnh Hải, ở Ninh Thuận, đánh giá lẩu mực ở Đại Lãnh rất tươi ngon, đặc trưng.
“Tôi đánh giá món lẩu mực ở đây rất ngon, đặc biệt mực tươi giòn sần sật. Đi công tác ở địa phương khác, tôi ghé một số quán khác cũng bán lẩu mực, nhưng độ tươi ngon không bằng ở Đại Lãnh, do đó có dịp đi qua đây tôi đều ghé để thưởng thức món đặc sản này”, anh Hải cho hay.
Một nồi lẩu mực có giá 200.000 đồng cho 2 người ăn (đã bao gồm rau, bún). Nếu du khách gọi “topping” khác như cá thu, mực thì sẽ tính thêm tiền.